Shop hoa tươi quận Cầu Giấy - Cửa hàng hoa tươi quận Cầu Giấy - Điện hoa quận Cầu Giấy
Cầu Giấy là cây cầu bắc qua sông Tô Lịch tại nơi nay là đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tên cầu đã được dùng để đặt cho Ô Cầu Giấy xưa và Quận Cầu Giấy hiện nay. Địa điểm của cây cầu này cũng chính là Ô cầu Giấy (thời Lý Trần gọi là cửa Tây Dương).
Là thông điệp cuộc sống, là thông điệp của tình yêu, sự chân tình, từ xưa đến nay hoa đã không thể thiếu trong cuộc sống và nhất là trong những dịp lễ quan trọng. Cuộc sống ngày càng tiến bộ, nhu cầu vật chất càng tăng lên và tặng quà cho nhau cũng đa dạng hơn về cách thức. Người ta có thể tặng nhau từ những thứ đơn giản tới những thứ xa xỉ nhất, nhưng...nếu thiếu hoa thì cuộc sống sẽ thiếu đi rất nhiều .
Với Cửa hàng hoa tươi Cầu Giấy - chúng tôi ý thức được rằng mỗi bó hoa, mỗi lẵng hoa được trao tới khách hàng không chỉ đơn thuần là một món quà, mà hơn hết đó là những tình cảm, sự trân trọng được trao gửi giữa người và người. Hoa Tươi 1080 luôn cám ơn sự tín nhiệm của quí vị và vinh dự mang đến vẹn nguyên những những bông hoa tươi đẹp những tình cảm đó tới người thân, đối tác của bạn.
Hoa Tươi 1080 hiện tại là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hoa tươi, điện hoa đứng đầu trong cả nước, với vùng phục vụ rộng khắp cùng khả năng cung cấp hoa tươi điện hoa tại 63/63 tỉnh - thành và điện hoa quốc tế đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ có đại lý liên kết.
Dịch vụ hoa tươi điện hoa Cầu Giấy chuyên cung cấp tất cả các sản phẩm về hoa tươi như : hoa cưới ,hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chúc mừng, hoa tình yêu, hoa chia buồn…. Giúp bạn nhanh chóng tỏ bày tâm tư tình cảm đến bạn bè,người thân, đối tác trong cuộc sống, công việc …
Rất tiện ích và đơn giản dù bạn đang ở đâu bạn cũng có thể chọn hoa của Shop hoa tươi quận Cầu Giấy theo mẫu trên website hoặc đề xuất mẫu riêng theo sở thích của mình, sau đó bạn có thể đặt hàng trên website và thanh toán trực tuyến hoặc liên hệ theo các kênh liên hệ của chúng tôi để gửi đơn hàng và chúng tôi xác nhận, tư vấn thêm nếu bạn cần.
Hình thức thanh toán khá đơn giản và bảo đảm thông qua các hình thức sau:
+ Qua tài khoản trong nước của các ngân hàng Việt Nam: Vietcombank, ACB, Ðông Á Bank, Agribank, Vietinbank, Ngân hàng Quân Đội, Techcombank...
+ Thẻ tín dụng thông qua cổng kết nối
+ Western Union / Moneygram
+ Paypal
+ Nganluong.vn
Chúng tôi đảm bảo rằng thông tin quí anh chị luôn được giữ kín và an ninh tuyệt đối
|
||
|
Thông tin thêm về Nam Cầu Giấy :
Khoảng thế kỉ 17, cầu có tên là cầu Sông Tô. Văn bia "Trùng tu Tô Giang kiều bi ký" (bia ghi việc chữa cầu Sông Tô) do Bùi Văn Trinh viết, dựng năm Vĩnh Trị thứ tư (1679), bản dập còn lưu tại Viện Thông tin khoa học xã hội Việt Nam, miêu tả như sau:
"Cầu dài 15 gian như cánh nhạn vút qua trời thu hòa cùng non cao nước biếc, như cầu vồng ôm vòng dải Ngân Hà, một gác cao tỏa chiếu ánh hồng thịnh vượng, rực rỡ, thanh thoát. Trụ cầu vững vàng giữa dòng, đi trên ván khác nào dẫm nơi đất bằng... Xã Thượng Yên Quyết là thắng cảnh có cầu nổi tiếng ở sông Tô. Phía đông cầu tiếp cận với kinh thành tụ hội văn vật, thuyền xe sum vầy. Phía tây cầu núi Tản mờ xa, dáng vẻ lạ kỳ, anh linh hiển ứng. Dòng nhị thủy vòng phía bắc đi về. Miếu thần phía nam phù cho dân trong hạt phồn vinh. Bên cầu khách vui chén tạc chén thù. Trên đường người qua lại tấp nập. Thật là nơi ngoại ô lớn thông suốt bốn phương, năm ngả với đường thiên lý...".
Cầu Giấy, Hà Nội hiện nay
Đến thời nhà Nguyễn, cầu đã có tên Cầu Giấy. Đại Nam nhất thống chí triều Nguyễn ghi: Cầu Giấy dài ba trượng, trên cầu có nhà lợp ngói ở huyện Từ Liêm. Gọi tên là "Giấy" vì cầu nằm tại làng Thượng Yên Quyết, vốn là làng có nghề làm giấy cổ truyền từ thế kỷ 13, trước cả vùng giấy Bưởi. Ngõ vào làng xưa có tên gọi "Chỉ Tác", có nghĩa là "làm giấy".
Năm Quý Dậu 1873, tại ô Cầu Giấy, trung úy hải quân Pháp Francis Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội đã tử thương khi bị phục kích của quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc. Năm 1882, cũng tại nơi này, Đại tá Henri Rivière bị quân Cờ đen giết chết.
Ngày nay, cầu Giấy làm bằng bê tông và là một đoạn của đường Cầu Giấy.
Chú thích
Bùi Văn Trinh (1614 - 1682) người làng Thị Cấm (nay thuộc xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm), năm Vĩnh Thọ thứ hai (1659) thi đỗ liền hai khoa: tam giáp đồng tiến sĩ và đỗ thứ ba khoa Đông các đầu tiên, làm đến các chức Đông các đại học sĩ, Bồi tụng, Binh bộ tả thị lang, Kim tử vinh lộc đại phu, tước Tuyền Linh bá.