Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây. phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên.Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương hiện là đô thị loại 2.
Là thông điệp cuộc sống, là thông điệp của tình yêu, sự chân tình, từ xưa đến nay hoa đã không thể thiếu trong cuộc sống và nhất là trong những dịp lễ quan trọng. Cuộc sống ngày càng tiến bộ, nhu cầu vật chất càng tăng lên và tặng quà cho nhau cũng đa dạng hơn về cách thức. Người ta có thể tặng nhau từ những thứ đơn giản tới những thứ xa xỉ nhất, nhưng...nếu thiếu hoa thì cuộc sống sẽ thiếu đi rất nhiều .
Với Hoa Tươi 1080 - chúng tôi ý thức được rằng mỗi bó hoa, mỗi lẵng hoa được trao tới khách hàng không chỉ đơn thuần là một món quà, mà hơn hết đó là những tình cảm, sự trân trọng được trao gửi giữa người và người. Hoa Tươi 1080 luôn cám ơn sự tín nhiệm của quí vị và vinh dự mang đến vẹn nguyên những những bông hoa tươi đẹp những tình cảm đó tới người thân, đối tác của bạn.
Hoa Tươi 1080 hiện tại là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hoa tươi, điện hoa đứng đầu trong cả nước, với vùng phục vụ rộng khắp cùng khả năng cung cấp hoa tươi điện hoa tại 63/63 tỉnh - thành và điện hoa quốc tếđến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ có đại lý liên kết.
Dịch vụ hoa tươi điện hoa của chúng tôi cung cấp tất cả các sản phẩm về hoa tươi như : hoa cưới ,hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chúc mừng, hoa tình yêu, hoa chia buồn,…. Giúp bạn nhanh chóng tỏ bày tâm tư tình cảm đến bạn bè,người thân, đối tác trong cuộc sống, công việc …
Rất tiện ích và đơn giản dù bạn đang ở đâu bạn cũng có thể chọn hoa theo mẫu trên website hoặc đề xuất mẫu riêng theo sở thích của mình, sau đó bạn có thể đặt hàng trên website và thanh toán trực tuyến hoặc liên hệ theo các kênh liên hệ của chúng tôi để gửi đơn hàng và chúng tôi xác nhận, tư vấn thêm nếu bạn cần.
Hình thức thanh toán khá đơn giản và bảo đảm thông qua các hình thức sau:
+ Qua tài khoản trong nước của các ngân hàng Việt Nam: Vietcombank, ACB, Ðông Á Bank, Agribank, Vietinbank, Ngân hàng Quân Đội, Techcombank...
+ Thẻ tín dụng thông qua cổng kết nối
+ Western Union / Moneygram
+ Paypal
+ Nganluong.vn
Chúng tôi đảm bảo rằng thông tin quí anh chị luôn được giữ kín và an ninh tuyệt đối
|
||
|
Thông tin thêm về Hải Dương:
Xuất xứ tên gọi Hải Dương: Hải là miền duyên hải, vùng đất giáp biển. Dương là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là "ánh mặt trời biển Đông" hay "ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về". Tên gọi Hải Dương chính thức có từ năm 1469 . Thời phong kiến, Hải Dương là một miền đất rất rộng lớn. phía tây đến Bần Yên Nhân (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía đông đến vùng biển (nay thuộc thành phố Hải Phòng), phía nam từ Lực Điền đến cầu Tràng (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía bắc từ Trạm Điền xuống núi Tam Ban, Yên Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Miền đất Hải Dương luôn ở vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong "Dư địa chí", Nguyễn Trãi đã đánh giá Hải Dương là trấn thứ nhất trong bốn kinh trấn và là phên giậu phía đông của kinh thành Thăng Long.
Đời Hùng Vương xưa, Hải Dương là bộ Dương Tuyền; thời nhà Tần thuộc Tượng quận. Thời nhà Hán thuộc quận Giao Chỉ; thời nhà Đông Ngô thuộc Giao Châu; nhà Đường đặt Hải Môn trấn, sau đổi thành Hồng Châu.
Nhà Đinh chia làm đạo, vẫn mang tên là Hồng Châu; nhà Tiền Lê cũng theo như nhà Đinh.
Nhà Lý đổi thành lộ Hồng, sau đổi thành lộ Hải Đông.
Nhà Trần đổi lại thành lộ Hồng, rồi lại đổi thành lộ Hải Đông. Sau đó đổi làm 4 lộ: Hồng Châu thượng, Hồng Châu hạ và Nam Sách thượng, Nam Sách hạ, còn gọi là Nam Sách Giang.
Thành phố Hải Dương thời Pháp thuộc
Năm Quang Thái thứ 10 (1397) vua Trần Thuận Tông đổi làm trấn Hải Đông
Thời kỳ thuộc Minh (1407-1427), thuộc hai phủ Lạng Giang và Tân An.
Nhà Hậu Lê năm Thuận Thiên (1428-1433), vua Lê Thái Tổ cho thuộc Đông Đạo.
Khoảng niên hiệu Diên Ninh (1454-1459) vua Lê Nhân Tông chia làm 2 lộ: Nam Sách thượng và Nam Sách hạ
Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) vua Lê Thánh Tông đặt thừa tuyên Nam Sách.
Năm 1469, đổi làm thừa tuyên Hải Dương.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1479) đổi làm xứ.
Khoảng giữa năm Hồng Thuận (1510-1516) vua Lê Tương Dực đổi làm trấn.
Năm 1527 -1592 Nhà Mạc lên ngôi thay nhà Lê, năm 1529 Mạc thái Tổ trao ngôi vua cho con là Mạc Đăng Doanh còn Mạc Đăng Dung làm Thái thượng hoàng về Cổ trai lấy Nghi Dương làm Dương Kinh, trích phủ Thuận An ở Kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình ở Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dương Kinh.
Nhà Hậu Lê, khoảng niên hiệu Quang Hưng (1578-1599), vua Lê Thế Tông đổi làm trấn theo nguyên như cũ.
Giao chiến ác liệt tại thành Hải Dương giữa thực dân Pháp và quan binh Hải Dương. Khi Adrien-Paul Balny d'Avricourt chỉ huy quân Pháp đi trên chiến hạm Espignole đổ bộ đánh chiếm Hải Dương trong Chiến tranh Pháp-Đại Nam diễn ra từ năm 1858 đến năm 1884
Năm Cảnh Hưng thứ 2 - 1741, vua Lê Hiển Tông chia làm 4 đạo: Thượng Hồng, Hạ Hồng, Đông Triều và An Lão; Nhà Tây Sơn đem phủ Kinh Môn đổi thuộc vào Yên Quảng.
Năm 1802, vua Gia Long đem Kinh Môn thuộc về trấn cũ và lệ thuộc vào Bắc Thành.
Năm 1804, đời Vua Gia Long, lị sở Hải Dương được chuyển từ Mao Điền về tổng Hàn Giang, đặt trên vùng đất cao thuộc ngã ba sông Thái Bình và sông Sặt với mục tiêu trấn thành án ngữ vùng biên hải phía đông Kinh đô Thăng Long, chính vì vậy có tên gọi là Thành Đông - có nghĩa: đô thành ở phía đông.
Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi Thượng Hồng làm phủ Bình Giang, Hạ Hồng làm phủ Ninh Giang, còn hai đạo Đông Triều và An Lão thì đặt làm hai huyện.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) chia thành một hạt độc lập và đổi làm tỉnh Hải Dương gồm 5 phủ 19 huyện.
Năm 1887, thực dân Pháp tách một số huyện ven biển của Hải Dương, đặt thành tỉnh Hải Phòng; đến năm 1906, đổi thành tỉnh Kiến An.
Năm 1968, tỉnh Hải Dương sáp nhập với Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng.
Năm 1977, hợp nhất 2 huyện Cẩm Giàng và Bình Giang thành huyện Cẩm Bình.
Năm 1979, hợp nhất 2 huyện Gia Lộc và Tứ Kỳ thành huyện Tứ Lộc; hợp nhất 2 huyện Kim Thành và Kinh Môn thành huyện Kim Môn; hợp nhất 2 huyện Nam Sách và Thanh Hà thành huyện Nam Thành; hợp nhất 2 huyện Ninh Giang và Thanh Miện thành huyện Ninh Thanh.
Ngày 27 tháng 1 năm 1996, chia 2 huyện Tứ Lộc và Ninh Thành thành các huyện như cũ.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tái lập tỉnh Hải Dương từ tỉnh Hải Hưng. Khi tách ra, tỉnh Hải Dương có 9 đơn vị hành chính gồm thị xã Hải Dương và 8 huyện: Cẩm Bình, Chí Linh, Gia Lộc, Kim Môn, Nam Thanh, Ninh Giang, Thanh Miện, Tứ Kỳ.
Ngày 17 tháng 2 năm 1997, chia các huyện Cẩm Bình, Kim Môn, Nam Thanh thành các huyện như cũ.
Ngày 6 tháng 8 năm 1997, chuyển thị xã Hải Dương thành thành phố Hải Dương.
Ngày 12 tháng 2 năm 2010, chuyển huyện Chí Linh thành thị xã Chí Linh.
Thị trấn Ninh Giang tỉnh Hải Dương thời Pháp thuộc Phu Ninh Giang Rue principale
Mảnh đất Hải Dương hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hoá vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1.098 di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng. Từ những dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hoá, núi Nhẫm Dương, đến những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ Ðồng tại Ðồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà),... Văn hoá Lý, Trần, Lê, Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, đã tạo nên một không gian văn hoá đặc biệt - nơi kết hợp hài hòa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh với 127 di tích được xếp hạng quốc gia mà tiêu biểu là Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh). Chỉ trong một không gian chừng 5 km2 đã có hàng chục di tích lưu giữ những kỷ niệm về 3 danh nhân vĩ đại của đất nước và thế giới. Ðó là Trần Hưng Ðạo - danh nhân quân sự, Nguyễn Trãi - danh nhân văn hoá, Chu Văn An - "người thầy của muôn đời"; cùng An Phụ, Kính Chủ (Kinh Môn) đã trở thành những huyền thoại của non sông đất Việt.